TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

Đường Đồng Khởi, Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch (21/04) - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) - Quốc tế lao động 01/05
Chuyên Mục

  1. Quy trình canh tác cây sắn bền vững - phòng chống bệnh khảm lá sắn
  2. Hỗ trợ nông dân tiêu thụ bưởi Đào huyện Cẩm Mỹ
  3. Hỗ trợ nông dân tiêu thụ bưởi Đào huyện Cẩm Mỹ
  4. An toàn sinh học, chủ động phòng dịch tả Châu Phi
  5. Nhân rộng mô hình tôm siêu thâm canh
Triển vọng từ mô hình nuôi sò huyết tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch

Xã Phước An có diện tích tự nhiên 14.756,79 ha; trong đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 1070 ha, cùng với truyền thống đánh bắt thủy sản từ lâu đời thì nuôi trồng thủy sản cũng rất phát triển. Trong những năm gần đây, người dân bắt đầu nuôi sò huyết nhằm tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên và cải thiện thu nhập.

Tận dụng những yếu tố thuận lợi của thiên nhiên như các bãi bồi sẵn có, độ mặn của nước phù hợp, Hội Nông dân tại ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch đã xây dựng câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản với số hộ tham gia nuôi sò huyết ban đầu là 10 hộ nông dân. Mục đích của câu lạc bộ là tạo công ăn việc làm, phổ biến trao đổi học tập kinh nghiệm, nuôi sò huyết bảo đảm chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa.

 Anh Trương Văn Tuấn, một trong những thành viên câu lạc bộ nuôi sò huyết trên địa bàn xã cho biết: trước đây nguồn thu nhập của gia đình anh phụ thuộc vào nuôi tôm cá, do đó cuộc sống khá bấp bênh. Từ khi nuôi sò huyết, thu nhập của gia đình được cải thiện tốt hơn mà không tốn nhiều công chăm sóc và vốn đầu tư. Quan trọng cần có nguồn giống tốt, nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của sò huyết để xuống giống. Công tác chuẩn bị bãi nuôi cũng khá đơn giản, chỉ cần đóng cọc, giăng lưới bao quanh bãi, thỉnh thoảng đi cặp theo lưới để kiểm tra chỗ lưới rách may vá lại. Thời gian xuống giống sò huyết rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, khi đã ngớt mưa và độ mặn trong nước không quá cao, sau 12 đến 16 tháng sẽ cho thu hoạch. Sò huyết chủ yếu ăn phù sa do đó người nuôi không cần cung cấp nguồn thức ăn. Với diện tích nuôi sò huyết của gia đình anh khoảng 0,8 ha, một vụ thu hoạch có thể mang đến thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Thời điểm thu hoạch, sò đạt trọng lượng 50-70 con/kg, giá bán mỗi kg dao động từ 100.000-120.000 đồng. 

Được sự ủng hộ của chính quyền, hỗ trợ vay vốn, xã Phước An đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong 5 năm tới là tận dụng tiềm năng về đất đai của địa phương và lao động tập trung phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trong đó có ưu tiên đầu tư nuôi sò huyết. Bên cạnh đó, Hội nông dân xã cũng lập dự án nuôi sò huyết, nhằm mang lại sản phẩm sò huyết có chất lượng cao, bảo vệ môi trường, góp phần chuyển đổi nhận thức của nông dân trong xã từ phương thức nuôi trồng truyền thống có ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, nuôi theo phương pháp khoa học, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

 

Các tin tức khác


THÔNG BÁO


LIÊN KẾT WEBSITE


SỐ LƯỢT TRUY CẬP


LIÊN KẾT