TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

Đường Đồng Khởi, Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch (21/04) - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) - Quốc tế lao động 01/05
Chuyên Mục

  1. Quy trình canh tác cây sắn bền vững - phòng chống bệnh khảm lá sắn
  2. Hỗ trợ nông dân tiêu thụ bưởi Đào huyện Cẩm Mỹ
  3. Hỗ trợ nông dân tiêu thụ bưởi Đào huyện Cẩm Mỹ
  4. An toàn sinh học, chủ động phòng dịch tả Châu Phi
  5. Nhân rộng mô hình tôm siêu thâm canh
Tham quan giới thiệu các giống lúa OM vụ Đông Xuân 2019 – 2020

Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chuyến tham quan các giống lúa OM vụ Đông Xuân 2019 – 2020 do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đang gây ra nên Viện không tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa vụ Đông Xuân 2019 – 2020. Tuy nhiên, Viện đã chuẩn bị các ruộng trình diễn giống lúa mới và bố trí cán bộ chuyên môn giới thiệu khi các đoàn đến tham quan, trao đổi và học tập.

Bộ giống triển vọng trình diễn trong vụ ĐX 2019 – 2020 gồm 25 giống. Trong đó có 11 giống thuộc nhóm A2, 11 giống thuộc nhóm A1 và A0, cùng các giống đối chứng. Vào thời điểm đoàn đến tham quan, hầu hết các giống lúa vào giai đoạn chín. 
Trong số giống lúa này, có nhiều giống lúa có những đặc điểm ưu việt: Năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu mặn và chất lượng gạo ngon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hầu hết các giống có thể canh tác được các vụ trong năm.
Trong bộ giống trình diễn cũng có nhiều giống lúa đang được sản xuất phổ biến tại Đồng Nai trong những năm gần đây và cho năng suất, chất lượng cao như: OM 4900, OM 7347, OM 6162, OM 5451. Đặc biệt có một số giống lúa có khả năng chịu mặn trong điều kiện ngoài đồng từ 3-4%o như: OM 18, OM 429, OM 9577, OM 442. Các giống này phù hợp cho một số vùng sản xuất lúa bị xâm nhập mặn tại một số xã thuộc huyện Nhơn Trạch trong những năm gần đây như xã Long Tân, Phú Hội và Phước Thiền.
Quá trình tham quan, giống lúa được nhiều người chú ý và đánh giá cao là giống lúa OM 344. Giống có nguồn gốc từ tổ hợp lai CK 2003/OM2008 được lai tạo bởi Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Giống có thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày, chiều cao cây 100 – 110 cm, khả năng đẻ nhánh tốt, số bông/m2 từ 300 – 340 bông, số hạt chắc/bông 100 hạt, trọng lượng 1000 hạt: 26 – 27 gram, tiềm năng năng suất từ 6 – 8 tấn/ha, hàm lượng amylose: 20 - 22%; hạt gạo đẹp, cơm trắng, mềm và dẻo.

Trong nhiều năm qua, Viện đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất trên 180 giống lúa, trong đó có khoảng 40 – 50 giống đang được trồng phổ biến. Hàng năm có hàng chục giống mới triển vọng được đưa vào sản xuất thử nghiệm ở các địa phương trong vùng. Các giống lúa của Viện, với tên gọi là OM đã và đang chiếm ưu thế với trên 65% diện tích đất canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long, giống cũng đang được phát triển mạnh ra các vùng khác như Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc đồng thời cũng được đánh giá rất cao ở nước ngoài như Campuchia, Lào và các nước Nam Á, Châu Phi...

Trong chuyến tham quan này, ông Nguyễn Chí Hiền, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai cũng đã đặt vấn đề với bà Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long về việc hợp tác sản xuất lúa giống xác nhận tại Đồng Nai, nhằm đáp ứng nguồn giống đủ, kịp thời và phù hợp với địa phương trong những năm tới.
 

THÔNG BÁO


LIÊN KẾT WEBSITE


SỐ LƯỢT TRUY CẬP


LIÊN KẾT